Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Đăng lại : " Giáo dục kiểu ...dự án !"

  Thưa bà con, nhân dịp bên giáo dục đang cố vẽ ra các dự án để hòng nuốt trôi cỡ 70 ngàn tỷ của ngân khố trong nhiệm kỳ của bộ trưởng mới lên. Tôi xin đăng lại bài đã viết vào ngày 13 tháng 6 năm ngoái để bà con coi lại cho vui, vô tình thấy cứ một năm thì bên giáo dục lại có cái dự án này nọ để xin duyệt. Quái lạ, sao anh nào lên cũng có những dự án mà toàn dự án tiền tỷ vậy nhỉ ? anh trước cũng có bao dự án mà giáo dục vẫn như cũ, anh này lên lại ...dự án, lại cải cách.
 Thôi, chúng tôi sợ cái chữ " Cải cách " lắm rồi. Quê tôi năm xưa cải cách đã khiến bao người chết dựa gốc đa, nay các anh giáo dục vẫn thích cải cách là sao ?

 GIÁO DỤC KIỂU ...DỰ ÁN 
( Đã đăng gần ngày này năm ngoái)
 Sáng chủ nhật, thấy vê tê cê 14 phát cái chương trình khách mời nói về giáo dục.
 Có hai cụ già, một nói đã từng làm việc và ngồi bàn tay đôi với Thủ tướng Kiệt về việc phải xây hai trung tâm đại học Quốc gia ở Sài gòn và một ở Hòa lạc. Một cụ già tóc bạc, kính trắng xem mãi không nhớ nổi tên. Một anh tên Minh Thuyết - hiện hay nói trên diễn đàn họp Quốc hội nên biết rõ, anh này nghỉ chức chủ nhiệm ủy ban trẻ em ...Quốc hội, vừa bàn giao cho chị gì đó thì xảy ra vụ Hào Anh đau xót vừa rồi.
 Cháu em xi váy đỏ chân dài chỉ thỉnh thoảng chêm một câu hỏi, một câu dạ.


 Chủ đề giáo dục được nói rất rôm rả trong cuộc trao đổi. Ai cũng lắc đầu, cũng bặm môi khi nói đến cái từ nghe có vẻ rất khó khăn : " giáo dục". Anh Thuyết bảo : hiện chúng ta đã chi cho giáo dục đến 20% tiền ngân khố rồi, không thể chi hơn. Nhưng chúng ta cũng cần nghĩ xem : Mỹ chi chỉ 7% nhưng cái 1% của cả ngàn tỷ đô nó khác với 20 % của 20 tỷ đô. Đúng, điều này thì cũng có lý, tuy nhiên anh lại bảo : chi cho giáo dục theo như giấy tờ là 20% ngân khố nhưng thực tế chỉ khoảng 10 % !?? ô thế còn lại đi đâu, dùng vào gì ? anh cứ lấp lửng vậy bố ai chịu được, đàn ông làm gì thì phải làm đến nơi đến chốn đi chứ.
 Cụ mà bảo đã được Thủ tướng Kiệt mời nói chuyện riêng thì bảo : tôi và đoàn ta sang Miến điện ( nước bạn ) thăm quan cái trường đại học Quốc gia của họ năm 95, khi về chúng tôi bàn với Thủ tướng và sau đó ông đã gọi riêng tôi lại và nói : ta phải làm hai cái to lớn như vậy.
 Thế nhưng cái trong Sài gòn thì cũng chỉ được tý, còn cái Hòa lạc thì sau 16 năm đến nay vẫn chỉ mới đang dọn đất xong, để cho lũ nghiện nó làm nơi sinh hoạt.
 Tôi có ghé qua cái dự án Hòa lạc vài lần, thấy cái văn phòng ban QLDA thì xây xong, bản vẽ từ năm 1996 có lẽ bây giờ mà làm thì phải thiết kế lại hết...
  Cả cháu em xi và ba Cụ đều lại bặm môi và cau mày, cụ kính trắng thì lắc thêm cái đầu. Những dự án ở ta  thông thường được khởi công rất hoành tráng, cắt đứt đến cả trăm mét vải lụa đỏ đến xót ruột nhưng khi triển khai thì cứ như mấy anh đàn ông U50, U60 mắc bệnh liệt dương, cứ mở ra lại ...đậy vào.
   Năng lực quản lý tầm cỡ kiểu "bắc cầu phao giữa thời bình" nên có cây cầu Thanh trì thôi đã phải đến 5 đời chủ tịch thành phố với cả vài chục lần hứa về tiến độ vẫn ì ra. Thế thì một dự án " Trường đại học Quốc gia " cỡ cả vài tỷ đô thì quản lý sao nổi ? nó chả khác gì anh nông dân bỗng dưng có tiền đền bù do thu ruộng - mua mẹ nó mấy con xe máy tàu, xây cái nhà hai tầng không có toa lét - và sau đó ...ra đường chạy xe ôm.
   Bệnh dự án ở ta lan sang giáo dục là chuyện hiển nhiên, dòng đời xô đẩy nên tất cả đều không thể tránh xa được cái mùi mỡ béo ngậy của " dự án". Anh Nhân đứng trước cả Quốc hội mà dám nói : " giáo dục bế tắc do một phần lỗi là chúng tôi không được đào tạo ..."
    Giá như anh ta nói điều này khi nhận chức thì biết đâu bà con nông dân sẽ bỏ tiền cho anh sang Miến điện ( nước bạn ) để học, sau đó hỏi : đã làm được chưa thì làm, nếu chưa thì lại cho anh ...đi học !
  Tóm lại thì không chỉ riêng giáo dục mà cả các ngành khác, các chủ ngành đều chỉ là những con bệnh - bệnh nghiện dự án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét