Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Tào lao với khoa học.

  Nghe báo chí đăng tin anh Nhân cùng hai thứ trưởng giáo dục đến thăm GS Châu dịp vừa rồi tại nhà riêng và ngỏ ý mời GS về làm việc mà anh em ban bè tôi hết sức ngạc nhiên.
  Ngạc nhiên vì trong lịch sử từ cổ chí kim đến nay, việc lãnh đạo nhà nước quan tâm đến các " mỏ chất sám" vẫn là chuyện tào lao. Vì  chưa tin là báo đăng thật nên tôi đã hỏi qua anh bạn từng học và được làm việc với anh Trung viện toán, năm ngoái anh cũng đã từng nhận giải sao vàng Đất việt. Vài thông tin có phần giải đáp được chuyện GS Châu sẽ đi đâu, về đâu, làm cho ai?
 Chuyện quê ta cử lãnh đạo đến thăm GS Châu và gia đình là có thật, mời về làm việc với mức lương 5,5 triệu là có thật, doanh nhân Đào Hồng Tuyển xin tặng một căn biệt thự ở Tuần châu thì không biết tin vào đâu vì mình đâu có chứng kiến để tin.
 Đơn cử như anh Trung ở viện toán chẳng hạn, lương đinh nhất hiện đang là cỡ 4,5 triệu, GS Châu đặc cách được trả 5,5 triệu là đã cao hơn anh Trung rồi trong khi trẻ hơn, cống hiến ít hơn...

 Nhưng sao Viện toán mà lại lương vậy nhỉ ?
 Tôi bỗng so sánh một kỹ sư điện kinh nghiệm 6 năm, được tôi giới thiệu sang phỏng vấn làm cho Vincom, sau khi đàm phán, thỏa thuận mức lương 30 triệu/ tháng thì kỹ sư lại thôi không nhận làm nữa vì lý do có vài chỗ khác làm tốt hơn, cơ chế tốt hơn, lương cũng same same. Hay một kỹ sư nhiệt thử việc cho công ty của nước ngoài tại Hà nội như cơ quan bạn tôi cũng đang là 600 USD/ tháng, thử việc xong anh ta lại bỏ vì đi làm cho công ty Tàu, bán hàng thiết bị được lương cứng 700 USD và cơ chế hoa hồng bán hàng là 15 % trên tổng doanh số bán được.
 Một ví dụ khác : một cháu gái nhà tôi mới học xong trung cấp dược, đi bán hàng cho công ty dược, lương cứng cũng đã được 8 triệu đồng chưa kể thưởng lãi doanh thu hàng tháng không dưới 2 triệu đồng. Thế thì thế nào nhỉ ?
 Đó chỉ là một vài so sánh nhỏ để thấy việc tính toán trả lương ở ta còn rất nhiều chuyện cần bàn. Nói thẳng ra là cơ chế lương và đầu tư của nhà nước như vậy đã giết chết các nhân tài, phá hoại nền khoa học nước nhà đến cốt  0.00.

 Chuyện lương thì chắc ai làm nhà nước hiện nay đều hiểu, đều biết. Bác sỹ sống bằng lương, nhà báo sống bằng lương, công chức sống bằng lương thì chỉ đủ tiền trả tiền điện và tiền nước, điện thoại. Với một ví dụ : 5,5 triệu cho một gia đình 4 người - 2 vợ chồng, 2 đứa con - không kể osin hay phải dành tiền hỗ trợ Ông Bà hay anh chị em trong gia đình. Vậy họ đang sống ra sao thì ai cũng biết.
 Hôm nay thì tôi biết chắc là GS Châu sẽ qua Mỹ làm việc kể từ ngày 1 tháng 9. Qua báo chí cho biết : anh cũng đã ngạc nhiên và thất vọng về môi trường làm việc nghiên cứu khoa học  ở ta nói chung, môi trường nghiên cứu toán học nói riêng : rất khó khăn.
 Tôi có chú em cùng tuổi GS Châu, chú em từng tốt nghiệp cử nhân toán năm 1994, về Hưng yên dạy được một kỳ thì phải chạy vì lương thấp quá, không đủ ăn. Chú quay lại Hà nội làm công nhân điện lạnh và đi học bằng 2 tại Bách khoa HN. Lúc bấy giờ lương công nhân điện lạnh cũng đã gấp 10 lần lương của một thày giáo cấp 3 dạy toán. Hiện nay chú em làm kỹ sư cơ điện cho một tập đoàn đầu tư xây dựng tại Hà nội với mức lương 1500 USD / tháng. Bằng cử nhân toán mất gần 5 năm học của chú đã phải xếp gọn vào ngăn bàn, có khi cũng chả dạy được mấy đứa con đang học cấp 2 bây giờ.
 Làm sao, làm thế nào để những nhân tài đất Việt có thể về nước làm việc, giúp quê hương nở mày nở mặt với năm châu về  thành tựu nghiên cứu toán, lý, kinh tế ...? câu hỏi này chắc không ai còn muốn hỏi.
  Hôm dự buổi trao giải sao vàng Đất Việt 2009, tôi thấy GS Phạm Văn Hiệu rất buồn vì lại không có giải nhất cho lĩnh vực công nghệ thông tin, giải nhì chỉ 30 triệu, anh nhận giải nói : ước ngày nào đó giải nhì là 1 tỷ hay vài tỷ thì chắc sẽ có nhiều nhân tài xuất hiện.
 Đối với nhiều nhân tài trên thế giới thì chuyện giải thưởng cả triệu đô đôi khi họ còn ...không thèm nhận, như mấy nhà toán học Nga đã từng không nhận giải trong mấy năm trước. Họ nghiên cứu vì họ là nhà khoa học, điều kiện vật chất đến đủ thì thôi, họ cống hiến cho nhân loại những thành công của họ - đó là lý tưởng của họ. Tôi nghĩ GS Châu cũng nghĩ như vậy,  môi trường làm việc quan trọng hơn chuyện lương bổng trước mắt.

  Nếu chỉ vì lương thì một vài trí thức khác cũng đâu về Việt nam để làm việc, như anh Bùi Kiến Thành, anh Quang A chẳng hạn.
 Còn như anh em bọn tôi thì rõ ràng cần lương cao, cần thể hiện mình trong một công ty nước ngoài, không quan hệ người nhà, không họ hàng lính sếp gì sất, có năng lực thì nhận lương cao, anh nào phọt phẹt chỉ nửa năm là mời đi nơi khác kiếm ăn. Khác với anh em làm nhà nước khá nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét