Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

Tổng thống Hoa Kỳ vẫn là anh Trump thôi !

 Ngày 6 tháng 1 là ngày mà Nhân dân chúng ta sẽ biết được ai thực sự là “Tổng thống được bầu” của chúng ta theo Hiến pháp Hoa Kỳ.


 Gợi ý: Đó sẽ không phải là Joey “Hối lộ” Biden.


 Nó sẽ là @realDonaldTrump .


 Bốn năm nữa!


 Không có sự trùng hợp nào.


Lin 

————-

Vui rồi nhé ! 


  TRÊN WIKILEAKS...CẢ THẾ GIỚI ĐANG THẤY BỘ MẶT THẬT CỦA ĐÁM ĐẦM LẦY...


Sau khi Tổng thống Trump tweet rằng ông sẽ cho giải mật toàn bộ hồ sơ thì hôm nay tôi thấy Wikileaks đã tung ra toàn bộ tư liệu mật lên, từ vụ email của Hillary, Iraq, Syria, Afghanistan, thư HIV của Steve Job ... 

Link: https://file.wikileaks.org/file/


Luom Vova




Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Mình đã trở lại !

Chào bạn đọc của trang nhà Lê Dũng,
 Nhiều năm lăn lộn với Pha tê bốc, bị nó đầu độc và lôi kéo khiến cho nhiều người trong đó có mình  mải mê với nó mà quên chăm sóc ngôi nhà của mình.
 Nay đứng trước tình hình bọn pha tê bốc đang ngày càng thể hiện sự bát nháo thì Vova xác định quay trở lại ngôi nhà gắn bó từ chục năm trước để hàng ngày kết nối với các bạn bè gần xa, cập nhật tin tức cho vui.
 Rất mong được các bạn chia sẻ, lưu giữ những cập nhật hàng ngày, vì một xã hội tiến bộ.

Lê Dũng Vova.

Face : Alfonso Vova
Viber/ WhatsApp : 0983839610.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Công ty tư nhân phá 385 ha rừng đặc dụng Tam đảo, ai cấp phép ?


  Được hỏi giấy phép xây dựng của Sun Group, Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Vĩnh Phúc: 'Việc này không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng'

08:41 02/10/2019
pno
Với tất cả những thông tin mà chúng tôi có được thì đến giờ này, dự án vẫn chưa có giấy phép xây dựng.

Xem clip:
Theo quy định của pháp luật, khu vực Tam Đảo II, thuộc diện tích rừng đặc dụng quốc gia, bắt buộc phải “bảo vệ nghiêm ngặt”, nên chúng tôi đã bằng mọi cách, cố gắng tìm ra giấy phép xây dựng các hạng mục và tổng thể dự án Tam Đảo II của Sun Group để xem căn cứ vào những điều gì mà các cấp có thẩm quyền lại cấp phép cho một dự án lớn như vậy ở một nơi được quy định là phải “bảo vệ nghiêm ngặt”.
Theo trình tự, chúng tôi liên hệ với ông Nguyễn Đức Tài - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc - để hỏi về giấy phép xây dựng hạng mục nhà ga cáp treo của dự án Tam Đảo II, có diện tích hơn 15ha, đặt tại thôn Đồng Giếng, xã Đại Đình, H.Tam Đảo. Ông Tài cho biết: “Việc này không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, đề nghị phóng viên liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để biết thêm chi tiết”.
Tiếp tục liên lạc với ông Nguyễn Xuân Quang - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc - chúng tôi được trả lời: “Sở Kế hoạch và Đầu tư chúng tôi chỉ thực hiện chủ trương ban đầu, còn việc cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng”.
Theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD thì những dự án như Tam Đảo II buộc phải được Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy phép. Và dự án này không thuộc trường hợp đặc biệt để được miễn giấy phép xây dựng.
Cũng giống như câu chuyện đi tìm bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Tam Đảo II, bằng mọi cách, nhưng đến giờ phút này, chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận được với Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhưng, việc tiếp cận giấy phép xây dựng của hạng mục cáp treo trong dự án Tam Đảo II còn khó khăn ở cấp độ cao hơn, kỳ lạ hơn.
Nếu như khi muốn tiếp cận ĐTM, chúng tôi bị tránh né khéo léo bằng nhiều cách khác nhau (để rồi vẫn kiên quyết không cung cấp) thì khi tiếp cận với thông tin về giấy phép xây dựng - một thứ giấy phép hiển nhiên phải có, chắc chắn phải có, nếu không có nó mà đã triển khai thì chắc chắn là sai phạm - thì hai cơ quan chủ quản tại địa phương là Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, lại trả lời rằng sở mình “không có thẩm quyền” và “không biết” rồi cứ thế đá “quả bóng” sang nhau.
Với tất cả những thông tin mà chúng tôi có được thì đến giờ này, dự án vẫn chưa có giấy phép xây dựng.
Duoc hoi giay phep xay dung cua Sun Group, Giam doc So Xay Dung tinh Vinh Phuc: 'Viec nay khong thuoc tham quyen cua So Xay dung'
Mặt bằng làm ga cáp treo đã được san lấp
Trên thực tế, Sun Group đã đưa máy móc, thiết bị vào Vườn Quốc gia Tam Đảo để san lấp mặt bằng cho công trình nhà ga cáp treo tại thôn Đồng Giếng, xã Đại Đình, H.Tam Đảo - một hạng mục lớn của dự án Tam Đảo II.
Qua một đêm, dự án duyệt cho Sông Hồng Thủ Đô đã về tay Sun Group
Theo Quyết định 2992/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ĐTM của dự án “Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II - Bến Tắm - Thác 75 thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo”, dự án có quy mô 385,5ha đất rừng đặc dụng (thuộc các xã Đạo Trù, Đại Đình, Tam Quan, H.Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), được giao cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thương mại Sông Hồng Thủ Đô thuê để kinh doanh du lịch sinh thái.
Quyết định do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ký ngày 26/12/2016. Một ngày sau (27/12), theo thông tin do một đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc công bố, chính UBND tỉnh này đã phối hợp với Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khởi công hạng mục nhà ga đi cáp treo của dự án này.
“Có thể giữa Sông Hồng Thủ Đô và Sun Group đã làm thủ tục chuyển nhượng dự án trước đó. Theo Luật Bảo vệ môi trường, khi thay đổi chủ đầu tư, không cần làm lại ĐTM. Tôi chỉ có thể đặt ra vấn đề có hay không việc chuyển nhượng này và cần làm rõ: so với ĐTM ban đầu, Sun Group có làm đúng hay không mà thôi” - luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thế Giới Luật Pháp nói.
Theo luật sư Sơn, triển khai một dự án liên quan đến rừng đặc dụng thì việc làm ĐTM cũng như việc giám sát quá trình triển khai phải rất nghiêm ngặt, vì nếu dự án không được thực hiện theo đúng phê duyệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, hệ động vật, thực vật quý hiếm thì có thể xem xét khởi tố vụ án hình sự.
Theo luật sư Sơn, luật không cấm việc liên kết nhưng hiện trạng đơn vị có khả năng xin được giấy phép không có năng lực thực hiện dự án, buộc phải chuyển nhượng hoặc liên doanh, hợp tác với đơn vị khác, lại bộc lộ những bất thường. Đó là, sản phẩm cuối cùng do việc “trao qua bán lại” sẽ dẫn đến chất lượng công trình như thế nào, cũng như cả mục đích ban đầu có bị sai lạc đi hay không? Như vậy, lỗi thuộc về quá trình giám sát: phê duyệt tổng thể chung là du lịch sinh thái, nhưng thực tế lại có cả sản phẩm bất động sản.
Luật sư Sơn nêu quan điểm: “Vấn đề bây giờ là phải bảo vệ các giá trị di sản, môi sinh, môi trường. Ngoài trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, tôi nghĩ, tất cả chúng ta phải đấu tranh để bãi bỏ việc cho thuê rừng đặc dụng làm dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Ở vụ việc Tam Đảo, toàn dân phải có hồ sơ dự án, đặc biệt ĐTM, để biết được việc triển khai dự án của Sun Group đúng hay sai”.
Tiến sĩ - luật sư Trần Đình Triển
Không được cấp dự án trên đất rừng đặc dụng
Luật pháp quy định, rừng đặc dụng là nơi bất khả xâm phạm dưới bất cứ hình thức nào. Tại sao lại có dự án được cấp trên đất rừng đặc dụng? Theo tôi, cần phải điều tra xem, ngoài Sun Group, còn có những doanh nghiệp nào được cấp dự án để phá hoại rừng quốc gia Tam Đảo? Phải xem xét cả việc quy hoạch đất rừng đặc dụng có tiêu cực hay không, đằng sau đó có phục vụ lợi ích nhóm hay không.
Tôi được biết, Tập đoàn Sông Hồng Thủ đô đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án “phát triển du lịch sinh thái khu vực Tam Đảo II”, nhưng nay đã bán lại cho Sun Group dưới hình thức liên danh. Việc mua bán này hết sức bất thường, cần được các cấp có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là khi dự án đã ngang nhiên chiếm lĩnh vị trí nằm trong tâm, lõi rừng đặc dụng.
Việc làm dự án này, hiệu quả kinh tế cho nhà nước, cho nhân dân thì chưa thấy đâu, nhưng hiểm họa đổ xuống đầu người dân sống dưới chân núi là điều không thể đong đếm được. Hàng trăm héc-ta rừng bị tàn phá, gây ra sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng cho cả khu vực miền Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội.
Tam Đảo II là cả một khu rừng, không phải một vườn rau
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, kỹ sư Nguyễn Văn Đực - Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội Xây dựng Việt Nam - cho hay, hiện trạng sang nhượng hoặc ký hợp đồng liên kết giữa đơn vị đứng ra lo thủ tục pháp lý ban đầu cho bên mua lại dự án còn được gọi bằng cụm từ “phát triển dự án”.
Theo ông Đực, phê duyệt ĐTM là một trong số nhiều giấy phép con mà khi muốn thực thi dự án nào đó, doanh nghiệp phải được kiểm tra, công nhận “đạt yêu cầu”, như phòng cháy chữa cháy, kết nối giao thông, kết nối điện nước, chiều cao công trình… Thủ tục làm mỗi giấy phép con đó có khi mất nhiều tháng trời.
“Chúng tôi làm dự án chung cư thông thường thôi, qua một khâu, từ sở này truyền qua sở kia cũng không thể nào dưới một tháng. Chúng tôi là công ty nhỏ bé, làm sao thấy được hiện tượng ngày trước phê duyệt, ngày sau khởi công. Xin lưu ý, Tam Đảo II là cả một khu rừng chứ không phải một cây củi, một vườn rau, nên chắc chắn duyệt ĐTM đâu có đơn giản, và cần phải công khai” - ông Đực nói.
Nhóm phóng viên 
Báo phụ nữ.
https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/duoc-hoi-giay-phep-xay-dung-cua-sun-group-giam-doc-so-xay-dung-tinh-vinh-phuc-viec-nay-khong-thuoc-tham-quyen-cua-so-xay-dung-166144/?fbclid=IwAR0mZBEAFm6q-LCLOT6FRME4YJk8NZitW6l_fM7VjVn_IdXe2IG8Cgv5u28

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Mời...đồng chí.

Sáng đi làm gần hết buổi, chắc khoảng hơn 10 giờ sáng rồi thì cô em gái ở nhà gọi điện bảo có chị bưu điện gửi cái bì thư.
Bảo em đọc cho anh xem thư gì. Cô em đọc : bìa ngoài ghi ngày gửi là 17 tháng 8, trong ruột thì như sau :

Lạy giời, từ thủa bé đến giờ mình mới được gọi là " đồng chí " lần đầu, nghe xốn xang cả người, cứ ngỡ đang ôm súng gác trăng như ở trong bài thơ " tây tiến " học cách đây vài chục năm thủa nào.
Sao sở thông tin truyền thông họ không dùng email để gửi cho nhanh và đỡ tốn giấy nhỉ ? như thế ít ra cũng đỡ được phần nào nạn phá rừng lấy tre gỗ làm giấy, người nhận cũng kịp được thông tin thời sự.
Ước ao Chính phủ điện tử sớm thành công, chứ cứ kiểu này mà gửi giáy mời dự cỗ cưới mà đến lúc khách nhận được thì đôi trai gái nọ chắc ...đẻ con mất rồi.





Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Tàu cá Quảng bình tiếp tục bị Tàu bắt, đòi phạt.


SGTT.VN - Ngày 18.8, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, chủ tịch UBND xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, cho biết một tàu đánh cá cùng năm ngư dân đang đánh cá trên biển đã bị phía Trung Quốc bắt giữ.

Tàu bị bắt giữ mang biển hiệu QB 1825 TS, do ông Nguyễn Văn Thạnh làm chủ tàu, bốn thuyền viên khác bị bắt cùng ông Thạnh gồm Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Hiến, Hồ Văn Tịnh, Nguyễn Văn Hạnh. Theo ông Hiếu, tàu cá của ông Thạnh bị bắt vào chiều ngày 8.8 nằm trong khu vực đánh cá chung. Ngày 18.8, bà Nguyễn Thị Hằng, vợ ông Thạnh nhận điện thoại từ Trung Quốc, thông qua một phiên dịch, cho biết phía Trung Quốc đòi chuộc 6.250 USD mới thả tàu và năm người về.

Chiều ngày 18.8, một cán bộ cục Lãnh sự, bộ Ngoại giao xác nhận với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, có một tàu cá của ngư dân xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình bị phía Trung Quốc bắt giữ. Theo sở Ngoại vụ Quảng Bình, ngày 8.8, tàu cá QB 1825 TS, do ông Nguyễn Văn Thạnh làm chủ tàu cùng bốn thuyền viên khác đã bị lực lượng ngư chính Trung Quốc bắt giữ tại toạ độ 17°50’ vĩ độ bắc, 109°20’ kinh độ đông. Hiện nay sở Ngoại vụ chưa có thông tin gì từ phía Trung Quốc, đang chờ tin từ cục Lãnh sự.

Quốc Nam – Việt Anh


PS :Mời các bác cùng nghiên cứu xem tọa độ 17 độ 50 vĩ độ bắc, 109 độ 20 kinh độ đông là khu nào mà láng giềng 4 tốt lại dám bắt ngư dân ta, giữ người, giữ tàu, đòi phạt tiền mới thả ?

Báo chí xấu chơi ?

Sau cả thời gian dài im hơi lặng tiếng trước các cuộc biểu tình của Đồng bào giữa Thủ đô xuống đường phản đối Tàu gây hấn trên Biển đông thì báo chí đã lên tiếng.
Khổ cái họ lên tiếng trong một hoàn cảnh rất bi thương : đăng tải thông báo cấm biểu tình mà chưa xác định được thông báo ấy của ai dù trên đó có dấu của UBND Thành phố Hà nội. Một văn bản không ai ký, không số, không căn cứ, đóng dấu treo ( cũng được nhưng phải có ai đó giữ con dấu ký chứ), hoàng loạt báo đồng loạt đăng tải chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Hành động này thể hiện một sự quản lý rất kém đối với báo chí. Cả 10 lần biểu tình trong gần 3 tháng nay giữa Thủ đô đã không được báo chí đưa tin trực tiếp thì nay đưa tin tổng hợp một lần, ngay lập tức sau đó là thông báo cấm lần biểu tình lần thứ 11 !
Tôi cho đó là ý đồ không hay ho đối với một hệ thống báo chí nếu họ có ý thức xây dựng một nền báo chí trung thực và có tính nhân bản. Trung thực ở chỗ là đúng ra họ phải đưa tin những gì đang xảy ra hàng ngày trên lãnh thổ Quốc gia, từ chuyện đại sự như biểu tình của Nhân dân chống ngoại bang xâm lược, đình công của công nhân các nhà máy đòi tăng lương, giá cả tăng cao do lạm phát, khủng hoảng, nhà đất, chứng khoán vỡ bong bóng, đời sống Nhân dân khó khăn....thế nhưng không hoặc chí ít chỉ qua loa vài thông tin rất đói khát.
Ngược lại, tin về gái khoe hàng, cướp, giết, hiếp và xe khủng thì tràn lan trên mặt báo, đố báo nào không có mục này.
Có thể vì sự đói khát thông tin về biểu tình nên khi vớ được cái văn bản rất ngất ngơ thì họ đưa tin đồng loạt. Lẽ ra họ phải họp báo nội bộ, mời các luật sư đến để tham khảo tính hợp pháp của văn bản, tư vấn cho UBND biết cách ra văn bản đúng luật, tránh việc đưa ra lại rút trong im lặng như nhiều văn bản khác mà các địa phương đã làm từ nhiều năm nay, bị Bộ tư pháp tuýt còi.
Cũng có thể vì báo chí có ý chơi UBND chăng ? cũng không biết được vì có thể chuyện cá nhân thù nhau là chuyện bình thường. Như chuyện Luật sư Trần Đình Triển vừa đưa tin về vụ báo Người cao tuổi đang làm vụ cá nhân đại biểu Quốc hội tên là Yến, trong đó lùm xùm việc tổng biên tập báo có tư cách này nọ, đưa tin không có cơ sở, hiện đang bị Đại biểu Yến thuê Luật sư Triển khiếu nại, yêu cầu xin lỗi.
Một nền báo chí không được đưa tin đầy đủ đôi khi lại phản tác dụng, chính sự bơm, bóp như quả bóng chỉ làm cho nó phồng chỗ này, xẹp chỗ kia trở lên rất méo mó.
Thông tin chỉ có giá trị khi nó được đăng tải trung thực, nếu không làm được như vậy thì e rằng các sản phẩm ra lò từ một dây chuyền sản xuất chỉ toàn hàng lỗi, nó giống như lốp cao su sao vàng thời bao cấp : như con lươn mà bở bùng bục.


Về sự cẩu thả.

Tôi vốn không ngưỡng mộ anh Nguyễn Thế Thảo và anh Đinh La Thăng bởi nhiều lý do.
Khi anh Thảo còn làm chủ tịch khóa trước thì dân tình đã chứng kiến chuyện bà con xếp hàng cả đêm để xin cho con học vào lớp 1. Nhiều tòa nhà xây dựng vượt phép đến cả chục tầng, nhiều cái nhà kiểu siêu méo xiêu mỏng cứ mở đường là xuất hiện, có mưa là ngập phố...nhiều vấn nạn cho đến nay, khóa thứ 2 anh Thảo làm vẫn tiếp tục tái diễn.
Với anh Thăng thì tôi chưa từng hân hạnh được gặp mặt, chỉ thấy qua ti vi. Dạo trước tôi hay nói đùa với anh em cơ quan quê Thái bình là : khóa tới anh Thăng sẽ làm chủ tịch. Kết cục không như vậy vì chuyện làm chủ tịch chắc người ta hải đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm quản lý, tầm cao đủ để quản lý một thủ đô vốn ngót 9 triệu người chứ đâu phải chuyện đi ...cắt tóc gội đầu.
Anh Thảo tưởng đã rút kinh nghiệm được qua khóa thứ nhất, việc anh làm tiếp khóa thứ 2 lẽ ra phải ngon lành cành đào hơn trước nhiều nhưng thực tế lại không phải vậy. Thủ đô vẫn xếp hàng qua đêm xin cho con học lớp 1, vẫn mưa là ngập, vẫn nhà siêu méo, vẫn đề tài di dân phố cổ bàn tiếp, vẫn đô thị để cỏ mọc, vẫn để con đường 32 đau khổ như cũ, chắc anh quên mất hôm nào năm ấy anh xuống đường để chỉ đạo thúc đẩy tiến độ trong mù mịt bụi đường ?
Chiều qua, khi nghe tin UBND đăng tải cái quyết định về việc " cấm bà con biểu tình chống Tàu ở Bờ hồ", rất ngạc nhiên vì lời lẽ trong đó giống như không phải của anh Thảo. Tôi nghi ngờ vì không thấy anh ký tá gì.
Việc văn bản được ra, đóng dấu treo, không ai ký nó có đúng với qui trình, phù hợp qui định của pháp luật hay không thì để các luật sư, bên Sở tư pháp và báo chí phản biện, góp ý, Nhân dân sẽ nghe theo nếu là đúng đắn. Ở đây tôi chỉ thấy luộm thuộm ở chỗ : trong văn bản có nhiều lời lẽ cho rằng bà con đi biểu tình phản đối Tàu xâm lược - trong đó có tôi - đã bị một hay vài thế lực nào đó trong và ngoài nước nó lợi dụng, kích động, xúi dục làm điều vớ vẩn.
Đó là sự cẩu thả khi nói mà không có bất kỳ bằng cớ gì.
Không thể mang sự cẩu thả để quản lý một Thủ đô văn minh hiện đại, hòa bình như các anh nói. Nếu để bôi xấu Thủ đô qua cách quản lý cẩu thả này thì không ai khác có thể hơn các anh đã làm, nếu cứ tiếp diễn như thế thì cá nhân tôi xin phép miễn nhiệm anh Thảo để bầu anh Đinh La Thăng làm chủ tịch hòng khắc phục sự cẩu thả này. ( Mời bà con xem một văn bản anh Thăng gửi cho một công nhân gác chắn tàu, được đăng tải trên basam)




PS : tôi xin mượn cái giọng văn của GS Ngô Bảo Châu - người gốc cùng huyện tôi - để viết bài ngắn này. Chỉ khác một điều là Blog của tôi chắc chắn không bào giờ đóng còm, để hy vọng bà con cùng phản biện, góp ý để làm lên những sự khác biệt đáng quý.